Nám da xuất hiện sau sinh điều trị như thế nào?
Mô tả
Phụ nữ khi mang thai hay sau khi sinh sẽ phát triển một số biến đổi da kỳ lạ trên khuôn mặt. Tình trạng này gọi là da sạm nám và nó ảnh hưởng đến khoảng 50 đến 75% tất cả các bà mẹ. Đôi khi nám có thể là vĩnh viễn nhưng nó thường mờ dần sau khi sinh. Tuy nhiên, những phụ nữ bị nám da nên tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời nhiều nhất có thể.
1. Nám da khi mang thai và sau khi sinh
1. Nám da
Nám da khi mang thai được gọi là “mặt nạ thai kỳ”. Tình trạng nám da xảy ra tạo thành các mảng tối, mờ, nâu và xuất hiện không đều theo thời gian. Vị trí xuất hiện chủ yếu trên da trán, má mũi hoặc môi.
Nám da có thể xảy ra ở bất kỳ ai và nó phổ biến xảy ra nhất ở phụ nữ, đặc biệt là những phụ nữ đang mang thai, uống thuốc tránh thai hay tiền mãn kinh. Với những đối tượng này thì sự đổi màu ở mắt là triệu chứng duy nhất.
2. Nguyên nhân
Nám da là do tăng sắc tố xảy ra khi nồng độ estrogen tăng gây ra sản xuất quá nhiều melanin. Tình trạng này cũng là nguyên nhân gây ra những đường thẳng kẻ đậm ở bụng dưới của mẹ bầu hay núm vú, da mặt tàn nhang và nốt ruồi có màu sắc đậm hơn.
Phụ nữ có làn da sẫm màu như người châu Phi hay châu Á thường có nhiều khả năng phát triển các triệu chứng này. Đặc biệt là nếu họ tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời thì tình trạng này sẽ trở nên tồi tệ hơn.
3. Một số biện pháp giúp giảm nám cho bà bầu
Khi mang bầu bị nám da phải làm sao để giảm triệu chứng tăng sắc tố gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ của bà bầu? Thực tế, tất cả các thay đổi về sắc tố da do nám có thể sẽ tự biến mất sau khi sinh, nhưng bạn cũng có thể áp dụng một số phương pháp đơn giản để giảm thiểu các đốm sậm màu trên da khi mang thai một cách an toàn:
- Sử dụng kem chống nắng hàng ngày và mọi lúc, điều này rất quan trọng vì việc tiếp xúc với tia cực tím (UV) của ánh nắng mặt trời sẽ là yếu tố kích hoạt phát triển nám và tăng cường thay đổi sắc tố. Sử dụng kem chống nắng phổ rộng với chỉ số chống nắng SPF 30 hoặc cao hơn mỗi ngày. Đặc biệt ưu tiên lựa chọn kem chống nắng vật lý có chứa oxit kẽm hoặc titanium dioxide là tốt nhất. Sử dụng kem chống nắng ngay cả khi trời không nắng và thường xuyên bôi lại vào ban ngày nếu bạn ở ngoài trời, khoảng cách giữa các lần là 2 giờ. Ngay cả khi không có kế hoạch ra khỏi nhà hoặc dành nhiều thời gian bên ngoài, thì vẫn nên áp dụng biện pháp chống nắng như một phần thói quen hàng ngày.
- Sử dụng mũ rộng vành và quần áo chống nắng: Khi ở bên ngoài, hãy đội hãy sử dụng một chiếc mũ rộng vành cũng như áo sơ mi dài tay để tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời của da. Hạn chế thời gian ở ngoài trời nắng, đặc biệt là trong khoảng từ 10 giờ sáng đến 2 giờ chiều. Đây là thời điểm cường độ nắng cao nhất cùng với các tia tử ngoại (UV) có thể phá huỷ làn da.
- Không nên tẩy lông bằng sáp: Sử dụng sáp để loại bỏ lông có thể gây viêm da làm cho tình trạng nám sạm da trở nên tồi tệ, đặc biệt là ở các vị trí của cơ thể dễ bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi sắc tố.
- Sử dụng các sản phẩm chăm sóc da không gây dị ứng: Sữa rửa mặt và kem bôi mặt gây kích ứng da có thể làm cho tình trạng nám trở nên tồi tệ hơn.
- Sử dụng kem che khuyết điểm cho da: Nếu các đốm tối làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ, hãy che chúng lại bằng cách trang điểm với các tông màu trắng và vàng. Tuy nhiên, khi đang mang thai không nên sử dụng các sản phẩm tẩy trắng da.
1.4. Điều trị nám khi mang thai
Có thể điều trị nám khi mang thai bằng một số loại kem theo toa (như hydroquinone) và một số sản phẩm chăm sóc da không kê đơn. Tuy nhiên, trước khi lựa chọn phương pháp điều trị, hãy chắc chắn tham khảo ý kiến bác sĩ da liễu để chẩn đoán chính xác tình trạng này.
2. Nám da sau sinh
Tình trạng nám da khi mang thai sẽ mờ dần mà không cần điều trị sau sinh. Thời gian mờ nám có thể kéo dài trong vòng 1 năm hoặc nhiều hơn sau khi sinh. Đôi khi, chúng cũng không thể biến mất hoàn toàn sau giai đoạn này.
Một trong những nguyên nhân gây nám sau khi sinh là do nội tiết tố estrogen suy giảm vẫn chưa thể trở về mức cân bằng hoặc một số phụ sử dụng các biện pháp tránh thai có chứa hormone estrogen như thuốc tránh thai, miếng dán hay vòng tránh thai. Đây là yếu tố góp phần làm thay đổi nội tiết cũng như thay đổi sắc tố da và gây ra tình trạng nám da.
Hay đối với một số phụ nữ khác, các vết nám sạm chỉ mờ hơn một chút chứ không biến mất hoàn toàn. Để khắc phục tình trạng này, có thể gặp bác sĩ da liễu để tư vấn và lựa chọn phương pháp điều trị nám phù hợp. Bác sĩ có thể đề nghị sử dụng kem tẩy trắng có chứa thành phần hydroquinone (và có thể là kem chống nắng), hoặc một loại thuốc bôi có chứa tretinoin (Retin-A) hoặc một loại tẩy trắng hóa học như acid glycolic.
Điều trị nám không thể có kết quả như mong đợi tức thì, mà có thể cần rất nhiều thời gian để nhận thấy sự cải thiện của phương pháp điều trị. Nếu các phương pháp điều trị áp dụng không làm giảm tình trạng nám, thì bác sĩ da liễu có thể sử dụng phương pháp làm sáng các đốm đen bằng tia laser. Tuy nhiên, đây không phải là phương pháp điều trị tốt nhất được lựa chọn.
Phụ nữ bị nám da sau sinh cần phải duy trì bảo vệ làn da khỏi ánh nắng mặt trời trong suốt cả ngày bằng cách sử dụng kem chống nắng mỗi ngày, đặc biệt nên lựa chọn kem chống nắng vật lý. Đồng thời, nên sử dụng mũ và quần áo dài để bảo vệ làn da khi đi ra ngoài nắng cùng với việc tránh ra ngoài vào những giờ cao điểm nắng gắt.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.